Chi tiết tin tức

Dự thảo Bộ luật Lao động: Đừng quên người lao động và doanh nghiệp chung một thuyền

Thời gian đăng: 12-09-2019 16:29 | 567 lượt xemIn bản tin

 

 

Những điều chỉnh trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi mới đây như giảm giờ làm việc tiêu chuẩn, giảm giờ làm thêm và tính tiền làm thêm lũy tiến… đang dấy lên những lo ngại trong giới doanh nghiệp về việc tăng chi phi nhân công và sẽ làm cho Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh, các nhà đầu tư sẽ bỏ đi hoặc không đến.

Doanh nghiệp lo lắng chi phí nhân sự tăng cao nếu giảm giờ làm tiêu chuẩn, giảm giờ làm thêm và tính thêm lũy tiến theo giờ. 

 

Công ty CP DV Bảo vệ An ninh INVICO

Doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng lao động cung ứng dịch vụ bảo vệ khắp cả nước

 

Trong thực tế vận hành, doanh nghiệp cần một lao động làm việc ít nhất 70 giờ/tuần để đảm bảo công việc, bù đắp những người nghỉ phép (12 ngày/người/năm); nghỉ lễ (10 ngày/người/năm); nghỉ ốm (bình quân 10 ngày/người/năm)...

Nếu giờ làm tiêu chuẩn giảm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ như dự thảo luật thì khoảng cách giữa quy định và thực tế càng xa, đẩy chi phí tăng lên vì phải tuyển thêm nhân sự để bổ sung.  

Có nhiều ý kiến nhận xét rằng quy định như dự thảo luật thì số giờ làm thêm, giờ làm tiêu chuẩn của Việt Nam... thấp hơn các nước trong khu vực. Khi làm gì đó liên quan đến quan hệ nhạy cảm giữa người lao động và doanh nghiệp thì nên xem xét các nước xung quanh làm thế nào để đảm bảo cạnh tranh quốc gia. Các nhà đầu tư trực tiếp cũng như người mua hàng có thể chịu đựng một hai năm nhưng họ sẽ tính toán lại, thậm chí “chia tay” để lựa chọn những nước có chi phí nhân công rẻ hơn, thuế thấp hơn. Lúc đó, chính người lao động chịu thiệt.

Nội dung ở bản dự thảo mới nhất đã thay đổi nhiều điểm so với bản trình của Chính phủ và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp và cũng chưa hẳn tốt cho người lao động. Khi chuyển từ 48 giờ sang 44 giờ mà năng suất lao động không tăng thì chi phí nhân công tăng. Với một nền kinh tế phần lớn giá trị gia tăng dựa trên sức lao động thì hệ quả là sức cạnh tranh giảm.

Với doanh nghiệp, chi phí tăng không đơn thuần ở câu chuyện 48 giờ, 44 giờ mà còn dắt díu nhiều vấn đề. Nếu giảm giờ làm trong khi công việc sản xuất, kinh doanh cũng phải có người làm, khi đó  bốn tiếng giảm sẽ trở thành giờ làm thêm.

Trong khi đó, dự thảo luật đề xuất thêm phương án trả lương làm thêm lũy tiến theo giờ (hai giờ đầu tiên, giờ thứ ba, giờ thứ tư của các ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ). Nếu vậy, số tiền lương doanh nghiệp phải trả cho việc làm thêm rất cao, như làm thêm vào ngày lễ đến giờ thứ 4 phải trả tới 360% so với làm việc trong giờ vào ngày bình thường.

Mục đích của việc sửa đổi luật là mong tốt hơn cho người lao động. Nhưng, sửa đến độ doanh nghiệp không thể nuôi nổi, các ông chủ ngừng kinh doanh, bỏ tiền vào ngân hàng cho an toàn thì lúc đó, chính người lao động lãnh đủ. Hoặc nếu không người lao động ở một số doanh nghiệp là người chịu thiệt thòi trước. Bởi lẽ, với những người nhận lương theo sản phẩm thì số giờ làm này chưa chắc đảm bảo thu nhập như cũ, như mong muốn của người đề xuất. Còn nếu tính lương theo giờ, theo ca trực đúng luật hiện hành thì chắc chắn thu nhập sẽ giảm.

Hơn nữa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay,  nếu đối tác nước ngoài kiểm tra và thấy doanh nghiệp không tuân thủ theo các điều luật, cũng như các quy định khác về chống phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) thì sẽ cắt hợp đồng.

Đến nay dự thảo đang ở “sân” của Quốc hội nên ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay Doanh nghiệp cũng chỉ là một phía. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có ý kiến là nếu còn quá nhiều quan điểm khác nhau thì cần lắng nghe thêm và không nên thông qua vào kỳ họp tháng 10 tới.

(Lê Hùng - Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập)

Bình luận