- Công ty CP DV Bảo vệ An ninh INVICO trao 45 triệu đồng hỗ trợ đồng bào...
- Kỳ họp quý 2 năm 2024 của Công ty Vệ sĩ INVICO
- Công ty INVICO tăng cường công tác an ninh trật tự tại KCN WHA - Nghệ ...
- Công ty INVICO thực hành bắn đạn thật năm 2023
- Phí dịch vụ bảo vệ tại Nghệ An sẽ phải tăng lên để nộp BHXH cho người ...
- Nhân viên bảo vệ có được bắt giữ người không?
Sửa Luật Doanh nghiệp: Để kinh doanh được “tung cánh”
Thời gian đăng: 25-11-2019 08:32 | 416 lượt xemIn bản tin
Dự án Luật DN (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận được kỳ vọng sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn cho DN hoạt động
Một vấn đề nổi lên nhất khi bàn bạc xây dựng Luật DN là việc đưa hộ kinh doanh vào luật với kỳ vọng sẽ khuyến khích hộ kinh doanh phát triển thành tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Theo đó, dự luật sẽ thừa nhận sự tồn tại của “hộ kinh doanh” là một hình thức kinh doanh, bên cạnh các loại hình DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; đảm bảo sự đa dạng hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp; không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành DN hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh. Điều này đã và đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới chuyên gia bởi hộ kinh doanh có phương thức kinh doanh rất đặc thù.
Về vấn đề này, một DN đã chia sẻ là đang sở hữu cả DN và hộ kinh doanh, nhưng sử dụng DN để giao thương, ký kết hợp đồng, còn hộ kinh doanh để thực hiện sản xuất, do chi phí hoạt động của hộ kinh doanh thấp hơn, phí thuế phải đóng ít hơn và ít chịu sự kiểm soát, thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý. Do vậy, Luật DN 2014 yêu cầu hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên phải thành lập DN. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, thành viên Ban soạn thảo Luật DN (sửa đổi) cho rằng đây là quy định có tính ép buộc hành chính, nên phải sửa luật theo hướng thừa nhận hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh, nghĩa là thừa nhận vai trò, vị trí quan trọng của khu vực này với nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, các hộ kinh doanh cũng chưa hẳn muốn lên thành DN, bởi lên DN họ sẽ phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn về thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm xã hội… chưa kể, họ sẽ có “cơ hội” tiếp các đoàn thanh kiểm tra nhiều hơn. Đây là những vấn đề mà một DN thực thụ cũng đang rất khó khăn. Bởi theo các chuyên gia, pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất định, còn tình trạng “sáng đúng, chiều sai”, thậm chí đúng sai tùy vào tâm trạng người thực thi. Điều này vô hình trung là miếng đất cực kỳ màu mỡ cho thanh kiểm tra và là nguồn gốc của những rủi ro, quan liêu, tham nhũng, vi phạm tuân thủ luật pháp ở Việt Nam. Chính vì thế, không ít DN cho biết, họ hoạt động tuân thủ pháp luật nhưng bất đắc dĩ vẫn phải “lách” luật để kinh doanh được thuận lợi hơn.
Lãnh đạo công ty dịch vụ bảo vệ an ninh INVICO (ảnh vệ sỹ INVICO cung cấp)